13,6 triệu người Việt chưa bao giờ mua hàng qua mạng
Đây là con số khảo sát vừa được Cục Thương mại điện tử và Công nghệ thông tin (Bộ Công Thương) phối hợp với Hiệp hội thương mại điện tử Việt Nam đưa ra ngày 10/11 tại cuộc khảo sát “Hành vi người mua sắm trực tuyến Việt Nam”.
Nhiều e ngại về chất lượng hàng hóa
Theo cuộc khảo sát, phần lớn những người tham gia đều e ngại về những rủi ro có thể xảy ra, đặc biệt là chất lượng hàng hóa và quy trình thanh toán, giá cả đắt đỏ. Lo ngại lớn nhất chính là chất lượng hàng đặt mua, hiện tượng “treo đầu dê bán thịt chó” ở một số cổng thương mại điện tử (TMĐT) đang ám ảnh người tiêu dùng, gây tác hại lớn đối với các website TMĐT khác.
Khảo sát cũng chỉ rõ, hiện mua sắm qua mạng phần đông là mua bán qua eShop – cửa hàng điện tử hay webshop, webstore. Các hình thức giao dịch chính là mua hàng, đặt hàng (order) hàng các sản phẩm như quần áo, đồ ăn, điện thoại, điện tử, sách vở… Đây là một trong những hình thức của TMĐT B2C (doanh nghiệp bán và người tiêu dùng mua).
“Lo ngại lớn nhất mà người tiêu dùng chính là chất lượng hàng hóa, thương hiệu và giá cả. Hơn 56% số người dùng internet đã và đang mua sắm qua mạng, đây là “hạt giống đỏ” đối với các công ty TMĐT Việt Nam, để làm sao có những nghiên cứu về cách thức, cách làm cũng như điều chỉnh lại mình để giữ chân được nhóm này ở lại và tiếp tục mua sắm nhiều hơn trong tương lai”, ông Nguyễn Thanh Hưng, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội thương mại điện tử Việt Nam, chia sẻ.
Theo nhiều chuyên gia, việc Việt Nam trở thành 1 trong 20 nước có số người sử dụng Internet nhiều nhất thế giới, chiếm khoảng 33% tổng số dân, trong khi đó hơn 60% người dùng Internet thuộc nhóm người trẻ từ 16 – 45 tuổi, nhu cầu mua sắm, tiêu dùng cá nhân cao ở tất cả mọi ngành hàng… là những lợi thế rất to lớn để phát triển thị trường thương mại điện tử. Đây là những con số biết nói và khẳng định nhu cầu rất cao trong tương lai.
TS Nguyễn Văn Thoan, Chủ nhiệm môn Thương mại điện tử – trường Đại học Ngoại thương cho biết: “Người Việt Nam cũng như nhiều nước Châu Á khác cũng có chung sở thích mua sắm qua mạng như nhau. Chỉ có điều là hiện nay các trang TMĐT chưa tạo dựng được niềm tin nơi người tiêu dùng về chất lượng sản phẩm, dịch vụ, sự đa dạng mẫu mã và đặc biệt là giá cả. Mặt trái của TMĐT là những điều tiếng về sản phẩm sẽ ảnh hưởng ngay tức khắc đến thương hiệu và hoạt động của doanh nghiệp bởi môi trường hoạt động là mạng internet có tốc độ lan truyền rất nhanh”.
Lựa chọn tương lai của thị trường
Hiện, mua hàng qua mạng là hình thức phát triển rất mạnh ở các quốc gia phát triển. Tại Châu Á, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc là những quốc gia có thương mại điện tử phát triển mạnh nhất. Các sàn giao dịch thương mại điện tử B2B (doanh nghiệp với doanh nghiệp) , B2C (doanh nghiệp với người tiêu dùng) phát triển và nở rộ ở ở trên nhiều lĩnh vực: hàng điện tử, đồ gia dụng, thực phẩm…
Các Sàn giao dịch TMĐT nổi tiếng thế giới nhắc đến là Ebay, Amazon đang phát triển mạnh mẽ TMĐT B2B, B2C. Mới đây nhất, hãng TMĐT số 1 Trung Quốc là Alibaba cũng gây chấn động khi phát hành cổ phần lần đầu ra công chúng (IPO) tại ngay New York.
Ở Việt Nam, hiện đã có nhiều trang website mua bán qua mạng điện tử quen thuộc với người tiêu dùng như: nhóm mua, mua chung, hotdeal… Tuy nhiên, các chuyên gia cũng nhận định những hạn chế, đó là cơ chế liên kết này còn lỏng lẻo, các trang chủ yếu hoạt động dịch vụ để kết nối người mua hàng với bên cung cấp hàng, dịch vụ (bên thứ 3). Trường hợp có phát sinh tranh chấp, khiếu nại về chất lượng dịch vụ, sản phẩm, người tiêu dùng khó có thể tranh chấp với các website bán hàng được mà phải đến trực tiếp nơi bán hàng, dịch vụ.
Ông Nguyễn Tiến Dũng, Giám đốc miền Bắc của Saigon Coopmart cho biết: các siêu thị, trung tâm điện máy hiện đang rất quan tâm và đẩy mạnh bán qua mạng. Tuy nhiên, xu hướng tiêu dùng của phần đông lại chủ yếu ở mặt hàng nhỏ lẻ và giá trị thấp. Đây là khó khăn cho doanh nghiệp khi đầu tư xây dựng cơ sở dữ liệu, quảng bá và tiếp thị trực tuyến. Hiện quảng cáo của các hãng mới chỉ dừng lại ở các trang mạng xã hội như: facebook, Twitter, Linked in, Google plus và quảng cáo trên chính trang website của mình.
“Hiện thị trường thương mại điện tử Việt Nam mới phát triển mạnh ở doanh nghiệp với cá nhân người tiêu dùng (B2C), giá trị thị trường chưa cao và thanh toán bằng tiền mặt. Hình thức TMĐT B2B (doanh nghiệp – doanh nghiệp), B2G (doanh nghiệp – chính phủ) hiện vẫn chưa phổ biến vì liên quan đến chữ ký số, các nghiệp vụ thanh toán ngân hàng của người bán, người mua và đòi hỏi các bên mua – bán phải có hệ thống an ninh mạng, tiêu chuẩn an ninh hệ thống tốt, cùng thói quen hoạt động”, ông Phạm Đình Đoàn – Chủ tịch Tập đoàn Phú Thái nhấn mạnh.
Ông Đoàn nói thêm: Tềm năng thị trường là rất lớn, nhu cầu người tiêu dùng cao và chúng ta có quá nhiều lợi thế nên tôi cũng khuyên các doanh nghiệp và bản thân tôi phải đầu tư bài bản vào TMĐT, chú trọng từ bán cho người tiêu dùng, đến bán cho doanh nghiệp rồi từng bước bán cho chính phủ. Đó là con đường đi của thương mại thế kỷ 21 và sự lựa chọn cho các DN Việt Nam.
Theo Vecom
44% người dùng Internet (tức là khoảng 13,64 triệu người trong tổng số 31 triệu người Việt Nam có sử dụng Internet – thống kê tháng 12/2013 của Bộ TT&TT) chưa bao giờ mua hàng qua mạng.
Đây là con số khảo sát vừa được Cục Thương mại điện tử và Công nghệ thông tin (Bộ Công Thương) phối hợp với Hiệp hội thương mại điện tử Việt Nam đưa ra ngày 10/11 tại cuộc khảo sát “Hành vi người mua sắm trực tuyến Việt Nam”.
Nhiều e ngại về chất lượng hàng hóa
Theo cuộc khảo sát, phần lớn những người tham gia đều e ngại về những rủi ro có thể xảy ra, đặc biệt là chất lượng hàng hóa và quy trình thanh toán, giá cả đắt đỏ. Lo ngại lớn nhất chính là chất lượng hàng đặt mua, hiện tượng “treo đầu dê bán thịt chó” ở một số cổng thương mại điện tử (TMĐT) đang ám ảnh người tiêu dùng, gây tác hại lớn đối với các website TMĐT khác.
Khảo sát cũng chỉ rõ, hiện mua sắm qua mạng phần đông là mua bán qua eShop – cửa hàng điện tử hay webshop, webstore. Các hình thức giao dịch chính là mua hàng, đặt hàng (order) hàng các sản phẩm như quần áo, đồ ăn, điện thoại, điện tử, sách vở… Đây là một trong những hình thức của TMĐT B2C (doanh nghiệp bán và người tiêu dùng mua).
“Lo ngại lớn nhất mà người tiêu dùng chính là chất lượng hàng hóa, thương hiệu và giá cả. Hơn 56% số người dùng internet đã và đang mua sắm qua mạng, đây là “hạt giống đỏ” đối với các công ty TMĐT Việt Nam, để làm sao có những nghiên cứu về cách thức, cách làm cũng như điều chỉnh lại mình để giữ chân được nhóm này ở lại và tiếp tục mua sắm nhiều hơn trong tương lai”, ông Nguyễn Thanh Hưng, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội thương mại điện tử Việt Nam, chia sẻ.
Theo nhiều chuyên gia, việc Việt Nam trở thành 1 trong 20 nước có số người sử dụng Internet nhiều nhất thế giới, chiếm khoảng 33% tổng số dân, trong khi đó hơn 60% người dùng Internet thuộc nhóm người trẻ từ 16 – 45 tuổi, nhu cầu mua sắm, tiêu dùng cá nhân cao ở tất cả mọi ngành hàng… là những lợi thế rất to lớn để phát triển thị trường thương mại điện tử. Đây là những con số biết nói và khẳng định nhu cầu rất cao trong tương lai.
TS Nguyễn Văn Thoan, Chủ nhiệm môn Thương mại điện tử – trường Đại học Ngoại thương cho biết: “Người Việt Nam cũng như nhiều nước Châu Á khác cũng có chung sở thích mua sắm qua mạng như nhau. Chỉ có điều là hiện nay các trang TMĐT chưa tạo dựng được niềm tin nơi người tiêu dùng về chất lượng sản phẩm, dịch vụ, sự đa dạng mẫu mã và đặc biệt là giá cả. Mặt trái của TMĐT là những điều tiếng về sản phẩm sẽ ảnh hưởng ngay tức khắc đến thương hiệu và hoạt động của doanh nghiệp bởi môi trường hoạt động là mạng internet có tốc độ lan truyền rất nhanh”.
Lựa chọn tương lai của thị trường
Hiện, mua hàng qua mạng là hình thức phát triển rất mạnh ở các quốc gia phát triển. Tại Châu Á, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc là những quốc gia có thương mại điện tử phát triển mạnh nhất. Các sàn giao dịch thương mại điện tử B2B (doanh nghiệp với doanh nghiệp) , B2C (doanh nghiệp với người tiêu dùng) phát triển và nở rộ ở ở trên nhiều lĩnh vực: hàng điện tử, đồ gia dụng, thực phẩm…
Các Sàn giao dịch TMĐT nổi tiếng thế giới nhắc đến là Ebay, Amazon đang phát triển mạnh mẽ TMĐT B2B, B2C. Mới đây nhất, hãng TMĐT số 1 Trung Quốc là Alibaba cũng gây chấn động khi phát hành cổ phần lần đầu ra công chúng (IPO) tại ngay New York.
Ở Việt Nam, hiện đã có nhiều trang website mua bán qua mạng điện tử quen thuộc với người tiêu dùng như: nhóm mua, mua chung, hotdeal… Tuy nhiên, các chuyên gia cũng nhận định những hạn chế, đó là cơ chế liên kết này còn lỏng lẻo, các trang chủ yếu hoạt động dịch vụ để kết nối người mua hàng với bên cung cấp hàng, dịch vụ (bên thứ 3). Trường hợp có phát sinh tranh chấp, khiếu nại về chất lượng dịch vụ, sản phẩm, người tiêu dùng khó có thể tranh chấp với các website bán hàng được mà phải đến trực tiếp nơi bán hàng, dịch vụ.
Ông Nguyễn Tiến Dũng, Giám đốc miền Bắc của Saigon Coopmart cho biết: các siêu thị, trung tâm điện máy hiện đang rất quan tâm và đẩy mạnh bán qua mạng. Tuy nhiên, xu hướng tiêu dùng của phần đông lại chủ yếu ở mặt hàng nhỏ lẻ và giá trị thấp. Đây là khó khăn cho doanh nghiệp khi đầu tư xây dựng cơ sở dữ liệu, quảng bá và tiếp thị trực tuyến. Hiện quảng cáo của các hãng mới chỉ dừng lại ở các trang mạng xã hội như: facebook, Twitter, Linked in, Google plus và quảng cáo trên chính trang website của mình.
“Hiện thị trường thương mại điện tử Việt Nam mới phát triển mạnh ở doanh nghiệp với cá nhân người tiêu dùng (B2C), giá trị thị trường chưa cao và thanh toán bằng tiền mặt. Hình thức TMĐT B2B (doanh nghiệp – doanh nghiệp), B2G (doanh nghiệp – chính phủ) hiện vẫn chưa phổ biến vì liên quan đến chữ ký số, các nghiệp vụ thanh toán ngân hàng của người bán, người mua và đòi hỏi các bên mua – bán phải có hệ thống an ninh mạng, tiêu chuẩn an ninh hệ thống tốt, cùng thói quen hoạt động”, ông Phạm Đình Đoàn – Chủ tịch Tập đoàn Phú Thái nhấn mạnh.
Ông Đoàn nói thêm: Tềm năng thị trường là rất lớn, nhu cầu người tiêu dùng cao và chúng ta có quá nhiều lợi thế nên tôi cũng khuyên các doanh nghiệp và bản thân tôi phải đầu tư bài bản vào TMĐT, chú trọng từ bán cho người tiêu dùng, đến bán cho doanh nghiệp rồi từng bước bán cho chính phủ. Đó là con đường đi của thương mại thế kỷ 21 và sự lựa chọn cho các DN Việt Nam.
Theo Vecom
44% người dùng Internet (tức là khoảng 13,64 triệu người trong tổng số 31 triệu người Việt Nam có sử dụng Internet – thống kê tháng 12/2013 của Bộ TT&TT) chưa bao giờ mua hàng qua mạng.
Đây là con số khảo sát vừa được Cục Thương mại điện tử và Công nghệ thông tin (Bộ Công Thương) phối hợp với Hiệp hội thương mại điện tử Việt Nam đưa ra ngày 10/11 tại cuộc khảo sát “Hành vi người mua sắm trực tuyến Việt Nam”.
Nhiều e ngại về chất lượng hàng hóa
Theo cuộc khảo sát, phần lớn những người tham gia đều e ngại về những rủi ro có thể xảy ra, đặc biệt là chất lượng hàng hóa và quy trình thanh toán, giá cả đắt đỏ. Lo ngại lớn nhất chính là chất lượng hàng đặt mua, hiện tượng “treo đầu dê bán thịt chó” ở một số cổng thương mại điện tử (TMĐT) đang ám ảnh người tiêu dùng, gây tác hại lớn đối với các website TMĐT khác.
Khảo sát cũng chỉ rõ, hiện mua sắm qua mạng phần đông là mua bán qua eShop – cửa hàng điện tử hay webshop, webstore. Các hình thức giao dịch chính là mua hàng, đặt hàng (order) hàng các sản phẩm như quần áo, đồ ăn, điện thoại, điện tử, sách vở… Đây là một trong những hình thức của TMĐT B2C (doanh nghiệp bán và người tiêu dùng mua).
“Lo ngại lớn nhất mà người tiêu dùng chính là chất lượng hàng hóa, thương hiệu và giá cả. Hơn 56% số người dùng internet đã và đang mua sắm qua mạng, đây là “hạt giống đỏ” đối với các công ty TMĐT Việt Nam, để làm sao có những nghiên cứu về cách thức, cách làm cũng như điều chỉnh lại mình để giữ chân được nhóm này ở lại và tiếp tục mua sắm nhiều hơn trong tương lai”, ông Nguyễn Thanh Hưng, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội thương mại điện tử Việt Nam, chia sẻ.
Theo nhiều chuyên gia, việc Việt Nam trở thành 1 trong 20 nước có số người sử dụng Internet nhiều nhất thế giới, chiếm khoảng 33% tổng số dân, trong khi đó hơn 60% người dùng Internet thuộc nhóm người trẻ từ 16 – 45 tuổi, nhu cầu mua sắm, tiêu dùng cá nhân cao ở tất cả mọi ngành hàng… là những lợi thế rất to lớn để phát triển thị trường thương mại điện tử. Đây là những con số biết nói và khẳng định nhu cầu rất cao trong tương lai.
TS Nguyễn Văn Thoan, Chủ nhiệm môn Thương mại điện tử – trường Đại học Ngoại thương cho biết: “Người Việt Nam cũng như nhiều nước Châu Á khác cũng có chung sở thích mua sắm qua mạng như nhau. Chỉ có điều là hiện nay các trang TMĐT chưa tạo dựng được niềm tin nơi người tiêu dùng về chất lượng sản phẩm, dịch vụ, sự đa dạng mẫu mã và đặc biệt là giá cả. Mặt trái của TMĐT là những điều tiếng về sản phẩm sẽ ảnh hưởng ngay tức khắc đến thương hiệu và hoạt động của doanh nghiệp bởi môi trường hoạt động là mạng internet có tốc độ lan truyền rất nhanh”.
Lựa chọn tương lai của thị trường
Hiện, mua hàng qua mạng là hình thức phát triển rất mạnh ở các quốc gia phát triển. Tại Châu Á, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc là những quốc gia có thương mại điện tử phát triển mạnh nhất. Các sàn giao dịch thương mại điện tử B2B (doanh nghiệp với doanh nghiệp) , B2C (doanh nghiệp với người tiêu dùng) phát triển và nở rộ ở ở trên nhiều lĩnh vực: hàng điện tử, đồ gia dụng, thực phẩm…
Các Sàn giao dịch TMĐT nổi tiếng thế giới nhắc đến là Ebay, Amazon đang phát triển mạnh mẽ TMĐT B2B, B2C. Mới đây nhất, hãng TMĐT số 1 Trung Quốc là Alibaba cũng gây chấn động khi phát hành cổ phần lần đầu ra công chúng (IPO) tại ngay New York.
Ở Việt Nam, hiện đã có nhiều trang website mua bán qua mạng điện tử quen thuộc với người tiêu dùng như: nhóm mua, mua chung, hotdeal… Tuy nhiên, các chuyên gia cũng nhận định những hạn chế, đó là cơ chế liên kết này còn lỏng lẻo, các trang chủ yếu hoạt động dịch vụ để kết nối người mua hàng với bên cung cấp hàng, dịch vụ (bên thứ 3). Trường hợp có phát sinh tranh chấp, khiếu nại về chất lượng dịch vụ, sản phẩm, người tiêu dùng khó có thể tranh chấp với các website bán hàng được mà phải đến trực tiếp nơi bán hàng, dịch vụ.
Ông Nguyễn Tiến Dũng, Giám đốc miền Bắc của Saigon Coopmart cho biết: các siêu thị, trung tâm điện máy hiện đang rất quan tâm và đẩy mạnh bán qua mạng. Tuy nhiên, xu hướng tiêu dùng của phần đông lại chủ yếu ở mặt hàng nhỏ lẻ và giá trị thấp. Đây là khó khăn cho doanh nghiệp khi đầu tư xây dựng cơ sở dữ liệu, quảng bá và tiếp thị trực tuyến. Hiện quảng cáo của các hãng mới chỉ dừng lại ở các trang mạng xã hội như: facebook, Twitter, Linked in, Google plus và quảng cáo trên chính trang website của mình.
“Hiện thị trường thương mại điện tử Việt Nam mới phát triển mạnh ở doanh nghiệp với cá nhân người tiêu dùng (B2C), giá trị thị trường chưa cao và thanh toán bằng tiền mặt. Hình thức TMĐT B2B (doanh nghiệp – doanh nghiệp), B2G (doanh nghiệp – chính phủ) hiện vẫn chưa phổ biến vì liên quan đến chữ ký số, các nghiệp vụ thanh toán ngân hàng của người bán, người mua và đòi hỏi các bên mua – bán phải có hệ thống an ninh mạng, tiêu chuẩn an ninh hệ thống tốt, cùng thói quen hoạt động”, ông Phạm Đình Đoàn – Chủ tịch Tập đoàn Phú Thái nhấn mạnh.
Ông Đoàn nói thêm: Tềm năng thị trường là rất lớn, nhu cầu người tiêu dùng cao và chúng ta có quá nhiều lợi thế nên tôi cũng khuyên các doanh nghiệp và bản thân tôi phải đầu tư bài bản vào TMĐT, chú trọng từ bán cho người tiêu dùng, đến bán cho doanh nghiệp rồi từng bước bán cho chính phủ. Đó là con đường đi của thương mại thế kỷ 21 và sự lựa chọn cho các DN Việt Nam.
Theo Vecom